10 lời khuyên bổ ích nhất từ chuyên gia để trẻ ngồi an toàn trong xe
Nếu phụ huynh cần được hướng dẫn cách thắt dây an toàn cho trẻ và mức độ dây thắt thì có thể tham khảo video phía dưới. Nên chú ý,
Có một thực tế đó là, tai nạn giao thông vốn có thể phòng tránh được lại là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong cho trẻ em. Nhưng phụ huynh có thể đảm bảo an toàn cho trẻ khi ngồi trong xe bằng cách sử dụng đúng các thiết bị trên ghế ngồi và ghế nâng dành riêng cho trẻ em. Những lời khuyên sau đây được đưa ra bởi Tiến sĩ ngành Nhi khoa, bà Alisa Bear.
Các nghiên cứu cho thấy có nhiều bậc phụ huynh, thậm chí có những người đã có đến 4 đứa con, vẫn chưa biết cách lắp đặt và sử dụng ghế ngồi trong xe hiệu quả dành cho con cái. Chỉ những động tác nhỏ của cha mẹ, đôi khi lại là ranh giới giữa sự sống và cái chết của những đứa trẻ. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên nghiền ngẫm kỹ 10 lời khuyên của Tiến sĩ Bear trước khi cho con mình ngồi vào trong xe.
1. Giữ đai oan toàn ở mức độ chặt vừa phải
10 lời khuyên từ chuyên gia để trẻ ngồi an toàn trong xe
Theo như tiến sĩ Bear, nếu dây an toàn thắt quá lỏng lẻo sẽ khiến trẻ có thể nghiêng ngả, khua khoắng loạn xạ bên trong xe. Mặc dù nhiều trẻ có thái độ phản đối thắt dây an toàn nhưng cần giúp trẻ nhận thức đây là thiết bị an toàn vô cùng cần thiết. Có thể lấy ví dụ như khi đeo dù nhảy khỏi máy bay, nếu dây đai an toàn kết nối với dù bị thắt lỏng lẻo thì người nhảy sẽ ra sao.
Nếu phụ huynh cần được hướng dẫn cách thắt dây an toàn cho trẻ và mức độ dây thắt thì có thể tham khảo video phía dưới. Nên chú ý, bỏ bớt áo khoác hơi, áo phao quá dày khi thắt đai an toàn cho trẻ bởi các loại áo này phồng lên, khiến độ chặt của đai an toàn không đúng, sẽ hoạt động ít hiệu quả khi xảy ra sự cố.
2. Để trẻ nhìn phía ghế sau, quay lưng với ghế trước
Nếu đứa trẻ đã lớn, không cần sử dụng ghế xe chuyên dụng cho trẻ sơ sinh (loại ghế tương tự như địu được lắp vào lưng ghế phụ phía trước, có mặt quay ra hàng ghế sau) thì vó thể chuyển sang loại ghế có thể nhấc rời ra. Loại ghế này có thể đặt đối diện ghế sau hoặc hướng lên phía trước đều được. Theo tiến sĩ Bear thì nên để trẻ ngồi quay ra sau cho đến khi tròn 2 tuổi hoặc lâu hơn càng tốt.
Có một quan niệm sai lầm cho rằng nếu đặt trẻ ngồi quay mặt ra ghế sau có thể gây trấn thương chân của trẻ khi xảy ra va chạm, chân sẽ bị kẹt giữa ghế sau và ghế chuyên dụng của trẻ. Tuy nhiên, theo như tiến sĩ Bear, nếu để trẻ ngồi quay lên nhin ghế trên thì khi xảy ra va chạm, chân của trẻ cũng có xu hướng chống lên ghế trước khiến phản lực khi va chạm tăng gấp đôi gây chấn thương toàn bộ phần ống và cẳng chân.
3. Khi trẻ đã lớn hơn, không thể ngồi vừa nếu quay mặt về ghế sau, cho trẻ ngồi quay lên phía trước nhưng cần đảm bảo an toàn nhất có thể
Dẫu biết rằng trẻ ngồi quay lại ghế sau là an toàn hơn nhưng trong trường hợp trẻ đã lớn hơn thì bắt buộc phải để trẻ ngồi quay về phía trước. Vậy nên làm thế nào để đảm bảo an toàn nhất có thể cho trẻ. Phụ huynh có thể tham khảo loại ghế có đai móc an toàn, móc chặt vào ghế sau của xe hiện bán phổ biến ở Mỹ. Nhưng trước tiên nên kiểm tra lại các điểm móc trên xe của mình trước rồi mới lựa chọn ghế di động của trẻ bởi tùy từng hãng, từng mẫu xe và từng đời xe mà vị trí móc sẽ khác nhau.
Loại ghế đai móc này có thể giúp dây an toàn thắt khít hơn, giảm mức độ giao động phần đầu của đứa trẻ từ 4-6 inch khi xảy ra va chạm so với thắt dây đơn thuần thông thường. Có nghĩa là mức độ giao động tổng thể sẽ được giảm khoảng 12 inch, hạn chế độ va chạm của đầu trẻ với ghế trước.
Có một khái niệm được tiến sĩ Bear giới thiệu là LATCH (Lower Anchors and Tethers for Children) dùng để chỉ cả loại thiết bị ghế ngồi có móc cố định an toàn và cả các thiết bị móc vốn có trên ghế xe ban đầu. Điển hình là chính phủ Mỹ đã ban chỉ thị yêu cầu tất cả các mẫu xe từ năm 2003 đến sau này để phải có ở ghế sau ít nhất hai đầu móc chốt dưới và 3 đầu móc chốt trên để dành cho ghế trẻ em. Và điểm móc dây an toàn chốt dưới có thể dùng thay thế cho đai an toàn phía sau đối với trẻ.
4. Không nên sử dụng loại ghế nâng quá sớm và cũng không nên bỏ ghế nâng quá sớm.
Đối tượng trẻ phù hợp dùng ghế nâng trong xe là từ 4 tuổi trở lên với trọng lượng khoảng gần 20kg và biết vâng lời khi ngồi trên ghế nâng, không hay lơ đãng mất tập trung cũng không đùa nghịch. Và theo tiến sĩ Bear thì trẻ 6 tuổi phù hợp sử dụng ghế nâng nhất.
Nhiều bậc phụ huynh có thể sử dụng loại ghế nâng tăng cường quá sớm đối với trẻ bởi khi dùng ghế này cần đảm bảo đai an toàn có thể vừa khí qua cơ thể trẻ và ở phần trên đùi.
Có trường hợp trẻ em gặp tai nạn khi không có ghế nâng tăng cường, tuy không gây tử vong nhưng lại chấn động mạnh đến cơ thể, chấn thương tủy sống dẫn tới tê liệt, tổn thương bàng quang và ruột.
Giữ trẻ ngồi với ghế nâng tăng cường cho đến khi đai an toàn có thể vừa khít cho trẻ ở mức được khuyến cáo. Trẻ có thể không dùng ghế nâng tăng cường cho đến giai đọan thiếu niên, sau 10 đến 12 tuổi.
5. Cần chắc chắn mỗi người ngồi trong xe đều thắt dây an toàn
Bên cạnh việc đảm bảo cho trẻ em khi ngồi trong xe thì những hành khách trưởng thành cũng cần có trách nhiệm thắt dây an toàn đúng khuyến cáo. Bởi nếu xảy ra va chạm manh, xe dừng đột ngột, người không thắt dây an toàn sẽ bị văng về phía trước mạnh như phóng một quả như lôi.
Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy kết quả, nếu một người lớn ngồi ở ghế sau xe không thắt dây an toàn thì khi xảy ra tai nạn, tỷ lệ tử vong đối với người ngồi xung quanh tăng lên gấp 3 lần. Vì thế vì sự an toàn của tất cả mọi người trong xe, tất cả đều cần thắt dây an toàn đúng cách.
6. Sau khi lắp đặt ghế chuyên dụng cho trẻ nhỏ, cần có sự kiểm tra của chuyên viên đã được huấn luyện
Một số người cho rằng cảnh sát hoặc lính cứu hỏa có thể có chuyên môn trong vấn đề kiểm tra này nhưng thực tế có chưa đến 50% người trong số họ được đào tạo đúng cách.
Chính vì thế, phụ huynh có thể đăng nhập và địa chỉ seatcheck.org rồi nhập mã vùng để tìm được chuyên viên kỹ thuật được đào tạo gần khu vực nhà mình hoặc tìm sự tư vấn từ hãng cung cấp sản phẩm.
7. Ghế ở giữa là vị trí an toàn nhất
(Chủ yếu đề cập đến các mẫu xe từ 5 đến 8 ghế)
Đặt trẻ em ngồi ở vị trí ghế trung tâm là lựa chọn an toàn nhất bởi sẽ không có va chạm trực tiếp vào ghế trước khi có va chạm. Nếu trong xe có nhiều trẻ thì đứa nhỏ nhất nên ngồi ở vị trí trung tâm có kèm theo các thiết bị an toàn hỗ trợ. Vì phần ghế giữa sẽ không có móc an toàn bên dưới nên cần phải sử dụng thêm dây an toàn vốn có của ghế xe kết hợp với ghế nâng tăng cường. Đặc biệt là trẻ ngồi quay mặt lên phía trước thì phải nhớ dùng móc đai an toàn phía trên.
8. Không nhắn tin hoặc gọi điện thoại khi đang lái xe
Phải tập trung lái xe thì mới giảm mức độ va chạm, tai nạn có thể xảy ra. Phụ huynh khi lái xe không chỉ phụ trách an toàn cho con em mình mà còn phải có ý thức bảo vệ đối với những đứa trẻ khác.
9. Hạn sử dụng của ghế xe
Không phải là các hãng sản xuất ghế xe hơi muốn bòn rút những đồng tiền bạn vất vả kiến được vào việc suốt ngày thay mới, bảo dưỡng mà thực tế là ghế xe chủ yếu được sản xuất bằng nhựa thì chắc chắn qua thời gian sẽ bị giòn, hỏng. Chủ xe cần phải đảm bảo ghế ngồi đủ an toàn khi xảy ra va chạm. Mỗi loại ghế từ mỗi hãng hoặc chất liệu khác nhau có tuổi thọ khác nhau nhưng thường kéo dài 6-8 năm. Nhưng chủ xe cần biết lúc nào nên thay ghế xe, đặc biệt là khi thường xuyên chở trẻ nhỏ.
Đối với ghế dành cho trẻ nhỏ, nếu muốn mua hoặc mượn hoặc dùng chung một chiếc ghế cũ thì nên cân nhắc về chủng loại. Ghế dành cho trẻ sơ sinh có thể trao đôi hoặc chuyển tiếp cho người khác sau khi trẻ cần đổi sang ghế nâng tăng cường, hoặc để dành cho đứa con tiếp theo. Ghế nâng tăng cường thì dùng cho trẻ về lâu dài nhiều năm hơn nên tốt hơn là nên mua mới bởi dùng lâu nên mức độ hao mòn sẽ nhiều hơn.
10. Nếu sau khi xảy ra vụ va chạm xe thì nên thay ghế mới dành cho trẻ
Sau khi xảy ra tai nạn, kết cấu loại ghế dành cho trẻ do chịu lực tác động sẽ có biến đổi nên xem xét mức độ nghiêm trọng để đổi ghế khác. Hầu hết các hãng sản xuất khuyến cáo nên thay mới ghế xe sau tai nạn dù nghiêm trọng hay không.
Chỉ cần chú ý và có nỗ lực để bảo vệ trẻ em ngồi trong xe thì phụ huynh có thể tránh được những hối hận không cần thiết.
Leave a Reply