Vì sao xe lắp ráp trong nước có giá cao hơn xe khác?
Tại Việt Nam, mục tiêu đề ra là nội địa hóa đối với xe cá nhân dưới 9 chỗ là 40% vào năm 2005 và 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay
Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt cùng với sự chênh lệch về tính thuế linh kiện nhập khẩu đã đội giá xe của các liên doanh lắp ráp trong nước lên cao.
Do những bất lợi về quy mô sản xuất và phải nhập khẩu hầu hết các linh kiện sản xuất lắp ráp, nhà sản xuất ôtô trong nước còn cần phải thanh toán các chi phí liên quan đến vận chuyển, đóng gói và thuế nhập khẩu. Vì thế, chi phí sản xuất ôtô ở Việt Nam ước tính cao hơn so với xe nhập khẩu từ Thái Lan khoảng 20%.
Ước tính năm 2014 số linh kiện nhập khẩu là 2,2 tỷ USD nhưng năm 2015 đã lên 3 tỷ USD và năm 2016 là 3,5 tỷ USD.
Tại Việt Nam, mục tiêu đề ra là nội địa hóa đối với xe cá nhân dưới 9 chỗ là 40% vào năm 2005 và 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%.
Trong khi đó, nếu Thái Lan chỉ cần nội địa hóa 40% thì khi xuất xe sang Việt Nam đã có giá bán khá rẻ và do vậy các doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước sẽ khó khăn hơn.
Đến thời điểm này, Thái Lan là nước có ngành công nghiệp ôtô phát triển nhất khu vực ASEAN với các sản phẩm rất đa dạng, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá cạnh tranh và chi phí vận chuyển hợp lý.
Thực tế, khi thuế suất thuế nhập khẩu xe ôtô nguyên chiếc từ ASEAN về Việt Nam giảm xuống 0% và thuế tiêu thụ đặc biệt tiếp tục giảm 5% cho các xe sử dụng dung tích xi lanh 1.5L và 2.0L thì trong thời gian tới, các xe ôtô từ Thái Lan sẽ tiếp tục đổ về Việt Nam.
Leave a Reply